AfterShokz cho biết thêm rằng công nghệ bone conduction giúp người dùng có thể nghe được âm thanh chất lượng cao nhưng không phải che lỗ tai lại (vì hai miếng biến năng được đặt ở gần tai), nhờ đó ta dễ dàng nhận biết những nguồn tiếng khác phát ra ở môi trường xung quanh. Ví dụ như lúc bạn chơi thể thao hay đi dạo ngoài đường, việc dùng tai nghe truyền thống đã bít kín lỗ tai nên bạn không thể biết xe đằng sau đang nhấn còi. Khi người kế bên đang hỏi bạn chuyện gì đó, bạn cũng không hề biết. Những vấn đề như thế này sẽ được khắc phục bởi tai nghe bone conduction bởi bạn vừa có thể nghe nhạc/gọi điện, vừa có thể nghe được những âm thanh khác từ môi trường.
Nhà sản xuất cho biết thêm rằng họ đã bố trí nút gọi/nhận cuộc gọi ở miếng biến năng bên tay phải, trong khi nói tạm ngưng thì ở bên trái. Phần đeo đầu có thể được điều chỉnh để vừa với kích thước của mỗi người, giúp cố định thiết bị.
Bên cạnh đó, những người khiếm thị hoặc có vấn đề khi nghe cũng có thể sử dụng tai Bluez với các tính năng đọc văn bản thành tiếng, hướng dẫn sử dụng thiết bị bằng giọng nói,... Nhờ vậy, những người dùng thuộc dạng này sẽ có thêm cơ hội được tiếp cận với thế giới văn minh. Ngoài Bluez, AfterShokz cũng có nhiều dòng headphone khác dùng công nghệ bone conduction.
Một số hình ảnh khác của tai nghe Bluez
Giải thích sơ lược về công nghệ tai nghe bone conduction
Bên phải là tai nghe thông thường, nó sẽ truyền âm thanh qua
đến màn nhĩ, màn nhĩ rung rồi truyền tiếp âm qua ốc tai. Tại đây, âm thanh được
chuyển đổi sang dạng xung điện, sau đó sẽ được gửi đi đến não bộ thông qua dây
thần kinh thính giác. Còn bên trái là tai nghe dùng công nghệ bone conduction.
Nó sẽ truyền rung động thông qua xương sọ (cụ thể là phần xương má), nhờ vậy mà
âm thanh cũng đến được ốc tai và tiếp tục được chuyển thành xung thần kinh.
Nhà soạn nhạc đại tài Ludwig Van Beethoven, một
người bị khiếm thính vì kiến trúc tai giữa của ông dày hơn bình thường, có lẽ
là một trong những nhân vật đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị dựa trên
kĩ thuật bone conduction để giúp ông nghe nhạc. Ông gắn hai cái thanh vào đàn
piano của mình, sau đó nối hai thanh này vào đâu. Nhờ đó mà rung động từ đàn
được truyền sang ốc tai của ông. Các tai nghe bone conduction được xây dựng
trên cùng ý tưởng như vậy. Ngay cả các máy trợ thính mà bạn thường thấy cũng
chính là một dạng thiết bị bone conduction
Post a Comment